Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, một người đang làm việc tại Tô Châu, Trung Quốc và đã từng đi du lịch nhiều nơi tại Trung Quốc: du lịch Phượng Hoàng cổ trấn, du lịch Lệ Giang, Shangrila, Hoàng Sơn, An Huy
Sống ở Trung Quốc và đi du lịch Trung Quốc hơn 1 năm, điều mình nhận ra là người Trung Quốc không xấu. Đa phần mình quen đều cực tốt bụng, họ luôn giúp đỡ mình ngay cả khi mình là người xa lạ. Đi tàu xe mà xách vali lên xuống bậc họ cũng lao vào xách hộ mà thực ra mình toàn giả vờ nặng tí con trai họ đi qua thấy tội nên xách dùm cho. Như chúng ta hay nói họ là dân Trung Quốc bị mị dân, bị tẩy não. Ở Trung Quốc không thể dùng Facebook, Google, Youtube, Instar v.v Họ giống như sống trong cái lồng của chính phủ họ lập ra, không hề biết thế giới bên ngoài như thế nào. Tất cả các thông tin thế giới đều bị quản lý và khống chế ngiêm ngặt. Họ chỉ có thể thấy cái mà chính phủ cho phép họ được thấy.
Ấy khoan, chúng ta đừng vội cười nhạo họ bị mị dân, và rằng chúng ta
sống thật tự do và thoải mái. Đã từng có một thời gian mình đã cười nhạo
họ như vậy. Nhưng suy cho cùng, chính phủ của họ là chế độ xã hội chủ
nghĩa, một chế độ độc tài độc đảng. Để quản lý cả tỷ dân, tránh bị nhiễu
loạn nên bắt buộc chính phủ phải làm điều đó. Và nhân dân họ sống rất
ổn, rất ổn và cực kỳ ổn trong chính cái lồng ấy, họ hăng say làm việc và
chẳng hề quan tâm đến thế giới bên ngoài ra sao.
Trung Quốc: hệ thống tàu cao tốc hoạt động vô cùng hiệu quả |
Còn chúng ta thì
sao nhỉ? Chúng ta cũng vậy thôi, thực ra chúng ta cũng đang sống trong
cái lồng của chính mình. Thế nhưng cách chúng ta bị tẩy não và mị dân là
gì? Là thế hệ trẻ của chúng ta dùng quá nhiều và quá quan tâm đến mạng
xã hội. Câu chuyện hàng ngày chúng ta quan tâm là hôm nay ăn gì, hàng
nào ngon, vụ bắt cóc ấy ra sao, bella sinh con ăn quịt như thế nào, có
phốt gì hay để hóng. Chúng ta ngược lại họ, chúng ta quan tâm thế giới
ngoài kia ra sao mà quên mất chăm chút cố gắng hơn cho tương lai của
chính mình.
Câu chuyện về học viện Phật Giáo bị đốt tại Trung Quốc: sự thật hay lều báo?
Một minh chứng cho việc truyền thông tẩy não chúng ta.
Bạn còn nhớ vụ học viện phật giáo ở Trung Quốc bị đốt và làm dậy sóng
toàn thế giới không? Mình tin vụ ấy bị báo chí truyền thông nước ngoài
mô đi phê lên, và mình còn tin những thông tin đó có bàn tay của Mỹ, để
kêu gọi và làm nhân dân toàn thế giới đặc biệt những người yêu phật giáo
căm ghét phẫn nộ Trung Quốc. Và sự thật hoàn toàn khác.
Mình là người chứng kiến và đặt chân lên đất Larung gar, sáng
9h, khu nhà ở của các ni cô bị cháy, xe chữa cháy í o chạy hộc tốc lên
đồi, còn du khách ai cũng ngơ ngác. Đó, lý do vậy đó. Chính phủ TQ cho
tháo dỡ hàng nghìn căn nhà ở Larung gar chỉ vì những căn nhà ở đó xập xệ
tồi tệ y như khu ổ chuột trong phim của Ấn Độ. Chúng đều được làm bằng
gỗ. Và bạn thử tưởng tượng cả một thung lũng làm bằng gỗ và các căn nhà
thì chồng đè sát lên nhau, khí hậu ở vùng thung lũng cao nguyên 4000m so
với mặt nước biển lạnh khô, đến nước tắm cho họ còn chẳng có thì lấy
đâu nước chữa cháy, vậy mà một mồi lửa thôi đủ thiêu rụi cả một vùng.
Tất cả là điều kiện cần và đủ để họ quyết định tháo dỡ toàn bộ khu đó,
tuy nhiên họ tháo dỡ và xây lại tất cả bằng gạch để phát triển du lịch.
Còn chúng ta, thông tin chúng ta nhận được là gì? Là hàng triệu lượt
share bài Trung Quốc độc ác phá bỏ học viện phật giáo. Và kết cục là: Hiện tại
người nước ngoài hoàn toàn cấm không không phép vào Larung gar. Chỉ vì
họ sợ các nhà báo nước ngoài đáng kính sẽ lại lần nữa lan truyền những
tin đồn nhảm nhí chống chính quyền Trung Quốc của họ. Và rồi chúng ta vĩnh viễn
bỏ mất cơ hội được nhìn thấy thung lũng đỏ thần thánh ấy những ngày cuối
cùng.
Cần một cái nhìn khách quan hơn về sự phát triển của Trung Quốc
Mình tạm gác những điều độc ác mà chính phủ Trung Quốc làm đối với
Viêt Nam và những nước khác. Nhưng mình thấy ít nhất chính phủ của họ đã làm
đất nước họ phát triển cực nhanh.
Đường 11 làn trong thành phố |
Dân của họ có đường 11 làn để đi, có
hệ thống đường sắt cao tốc chạy nhanh và hiệu quả như máy bay. Thành phố
hạng 3 thôi còn có tàu điện ngầm đi.
So sánh quy hoạch Hằng Châu - Hà Nội |
Xe bus thu phí tự động và văn
minh. Hệ thống xe đạp công cộng định vị và quét mã vạch hiện đại. Hệ
thống thanh toán alipay phát triển vượt bậc mà ngay cả Mỹ và các nước
Châu Âu còn phải chạy theo không kịp.
Thanh toán vé xe bus tự động |
Thanh toán vé xe bus bằng mã QR |
Trung Quốc Thanh toán vé xe bus bằng mã QR |
Mình mê alipay như điếu đổ. Bạn có
thể đi khắp Trung Quốc với chỉ cái điện thoại không mà không cần đến
tiền đem theo. Giờ alipay còn phổ cập tận thái lan. Đợt đi thái mình ra
vào cái 7/11 không biết bao nhiêu lần một ngày để mua nước và đồ.
Xin tiền sử dụng mã QR Sành điệu một các bất ngờ |
Chỉ
riêng tiền mình quét alipay ở 7 eleven trong 15 ngày cũng đã hết 3tr
tiền mua nước coca với caphe đồ lặt vặt trong ý rồi. Mình chỉ thèm và
khao khát đất nước mình được bằng 1/4 họ thôi, thấy bảo đường sắt Cát
Linh hoàn thành mình vui thế nào, vì rằng cuối cùng dân mình sắp được
văn minh hơn rồi. Vậy mà khi báo chí thông báo đường sắt sẽ đi vào hoạt
động thì người dân mình chỉ viết xô vào ném đá và chê bai. Rồi thành phố
ra xe bus hai tầng các vị cũng chê bai. Ôi cứ thấy ý kiến gì mới mà
dính đến Trung Quốc hay dự án gì là các vị thay vì ủng hộ thì chê lên
xuống, rằng mua tàu của Trung Quốc hỏng nhanh, màu xe xấu, đầu tàu trông quê
mùa. Hay quyết định cấm xe máy vào năm 2030 đó cũng chê bai kêu ca. Quả
thực mình đọc được những tin đó mình mừng và thậm chí muốn mong nó nhanh
được thực hiện một cách quyết liệt hơn nữa, hãy quyết liệt và độc tài
như cách mà chính phủ Trung Quốc làm vậy, cho dù là thiếu vốn, là vay
vốn, bòn rút của công tham nhũng nhưng thà vậy để tiến lên còn hơn đứng
mãi một chỗ. Cho dù đường sắt Cát Linh thi công mất 8 năm nhưng có còn
hơn không. Nhiều người Việt chỉ biết ngồi hàng nước, chế chế độ, nói xấu
chính sách thôi, trong khi bản thân mình thì không cố gắng, không vươn
lên và chính sách ra bất cứ cái gì cũng chê bai và không ủng hộ. Biết so
sánh này là khập khiễng, nhưng bạn thử nghĩ xem.
Sự đối chiếu Trung Quốc - Việt Nam, chúng ta cần cải thiện mình hơn nữa
Chúng ta và Trung Quốc cũng
độc lập và giải phóng vào một thời điểm. Ngày độc lập 2/9/1945 và họ là
1/10/1949. Cùng chế độ chủ nghĩa xã hội 1 đảng chuyên chính. Họ cũng
giống chúng ta sai lầm trong cải cách ruộng đất, và bắt đầu cải cách
kinh tế từ những năm 80. Nhưng giờ nền kinh tế của họ đứng thứ 2 thế
giới.
Còn chúng ta? Đất nước 72 tuổi vẫn mãi là đất nước non trẻ đang
phát triển. Đừng đổ lỗi cho chính quyền, bởi thiên hạ hưng vong, thất
phu hữu trách, có nghĩa là sự hưng thịnh suy vong của 1 quốc gia còn có
một phần trách nhiệm của nhân dân. Nếu bạn giống mình, từng được làm
việc ở Trung Quốc để biết rằng, mình từng xót xa cho đồng nghiệp mình. Họ làm
việc 16 tiếng một ngày, về nhà lúc 3h sáng và đến công ty lúc 8h sáng,
rất chăm chỉ và có trách nhiệm, mình từng cười họ làm việc để chết. Nếu
bạn từng đến Thượng Hải, bạn sẽ thấy những dãy nhà công sở đêm về vẫn
sáng ánh đèn. Trong đó có những người trẻ cần mẫn làm việc suốt đêm. Họ
làm vì bản thân họ, nhưng cũng đóng góp cho chính nền kinh tế phát triển
của đất nước họ. Còn người Việt Nam thì sao nhỉ. Chúng ta an phận thủ
thường với cuộc sống hàng ngày, đi làm 8h, và đa phần rất lười biếng
trong công việc, làm việc không năng suất. Hàng ngày chúng ta quanh quẩn
với những việc như sáng dậy trà đá cà phê đã, ăn bát phở, 5h chiều về
đi chơi đi bar, giờ làm thì tán phét lướt facebook. Thỉnh thoảng ngó tí
xem có vụ giết người nào không, chốc chốc xem có phốt nào không. Thực
ra, chúng ta cũng tự để bản thân mình bị mị dân bị tẩy não bằng chính
những luồng thông tin chúng ta đọc hàng ngày trên mạng. Chúng ta cũng tự
nhốt mình trong cái lồng mà mạng xã hội, báo chí lá cải tiêm nhiễm vào
đầu chúng ta những thứ mụ mị mơ hồ, và lòng tự ái dân tộc cao ngân ngất.
Chúng ta giống những con chim chích nằm trong cái lồng gỗ chế nhạo
khinh bỉ lũ chim đại bàng nằm lồng son bên cạnh. Này bạn, phá lồng đi,
bay đi, ra ngoài thế giới mà xem.
Nhiều bạn kêu dân họ buồn cười lắm
chị ạ. Chúng nó cứ bảo biển Đông của nó. Nói chung các cung bậc cảm xúc
các bạn trải qua như thế nào mình đều đã trải qua rồi. Đợt Trung Quốc và Phillipine tranh chấp nhau biển đông, đồng nghiệp của mình cũng nói biển là của nó.
Mình cũng tự ái lắm. Nhưng đấy là cảm xúc cá nhân của mình mà thôi.
Mình đứng trên phương diện là nó thì mình cũng sẽ ủng hộ cho đất nước
mình thôi, chả nhẽ ăn cây này rào cây kia. Đợt ấy mình thấy các bạn Việt Nam nhào lên anti thần tượng Trung Quốc vì họ ủng hộ nước họ. Ai sinh ra cũng
là những kẻ ích kỷ, cũng muốn mình được. Chính phủ Trung Quốc ích kỷ và bành
trướng cũng vì nước nó mà thôi. Ta sẽ luôn nghĩ là của ta bởi vì ta tin
tưởng điều đó, và một cách tự nhiên, họ cũng tin tưởng như thế. Nên từ
lâu mình gạt mấy cái chuyện chính trị ra rồi. Mình thực sự không hề quan
tâm xem Trung Quốc đánh Việt Nam hay như thế nào. Chúng ta đóng thuế để chính phủ ta
lo cái chuyện đấy. Dân giàu thì nước mới mạnh nên mình cứ làm việc mình,
mình giàu là được.
Mình không sùng Trung Quốc, nhưng mình ghi nhận những gì
họ làm được cho nhân dân của họ. Mình ở TQ nhưng mình cũng không hi
vọng sống như người TQ với một cuộc sống vội và khốc liệt không còn thời
gian cho chính mình như thế. Nhưng suy cho cùng thì một đất nước muốn
phát triển nhanh và vượt bậc thì đúng là cần những thế hệ trẻ cần mẫn
cống hiến như thế.
From: Một người luôn mong đất nước mình mau lớn. Khen Trung Quốc để hoàn thiện mình chứ không phải để dìm hàng Việt Nam.
Những điều báo chí không nói về Trung Quốc
Reviewed by Blog Du Lịch
on
tháng 11 16, 2017
Rating:
Không có nhận xét nào: